TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và là 1 trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới. Việc điều trị thích hợp tăng huyết áp thai kỳ nhằm giảm biến chứng nặng nề cho mẹ và thai.
Phân loại: Có 5 nhóm tăng huyết áp trong thai kỳ
- Tăng huyết áp thai kỳ (trước đây gọi là tăng huyết áp thoáng qua).
- Tiền sản giật.
- Sản giật.
- Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mãn tính.
- Tăng huyết áp mãn tính. – Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Đo sau nghỉ ngơi 10 phút.
- Tăng huyết áp thai kỳ
– Huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
– Không có protein-niệu.
– Huyết áp trở về bình thường trong vòng 12 tuần sau sinh.
- Điều trị :
- Nghỉ ngơi
- Tăng huyết áp mãn, ổn định: không cần hạn chế hoạt động, vì tăng nguy cơ tắc mạch.
- Nếu TSG và thai suy dinh dưỡng trong tử cung, nằm nghỉ sẽ làm tăng tưới máu tử cung nhau, và giảm thiếu oxy mô.
- Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
- Tăng huyết áp mãn ở sản phụ
– HA ≥ 140/90 mmHg trước khi mang thai hay được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
– Hay tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần lễ thứ 20 và kéo dài sau sinh trên 12 tuần.
- Điều trị:
- Nguyên tắc điều trị Điều trị như là trường hợp tiền sản giật nặng.
- Cách điều trị
- Điều trị nội khoa theo chỉ định BS chuyên khoa Tim mạch
- Điều trị sản khoa :
– Cần xác định tuổi thai.
– Làm các xét nghiệm đánh giá sự phát triển và sức khỏe của thai nhi 2 lần/ tuần .
– Chấm dứt thai kỳ sớm hơn nếu có dấu hiệu suy thai trường diễn.
- Tiên lượng lâu dài:
– Phụ nữ có tăng HA trong thai kỳ cần được theo dõi nhiều tháng sau sinh và tư vấn về các lần có thai sau và nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.
– Tình trạng tăng HA tồn tại càng lâu sau khi sinh, nguy cơ chuyển thành tăng HA mạn tính càng cao.
– Những phụ nữ bị sản giật, nguy cơ phát triển thành tăng HA mãn tính cao gấp 3 lần ở phụ nữ đã sinh nhiều lần so với phụ nữ mới sinh lần đầu.
– Những phụ nữ đã bị TSG, nguy cơ tăng HA mãn tăng nếu lại bị TSG ở lần có thai sau.
– Có thể nói, theo dõi tình trạng HA ở thai kỳ sau là một biện pháp tầm soát nguy cơ tăng HA mãn tính ở những bệnh nhân bị TSG. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là bản thân TSG không gây tăng HA mãn tính. · Tư vấn về các lần mang thai tới
– Phụ nữ đã từng bị TSG có nguy cơ bị tái phát ở lần có thai tới.
– Tình trạng TSG biểu hiện và được chẩn đoán càng sớm, khả năng bị TSG ở các lần có thai tới càng cao.
– Phụ nữ sinh nhiều lần, bị TSG sẽ có nguy cơ TSG ở lần có thai sau nhiều hơn sản phụ mới bị TSG lần đầu
Đặt lịch khám
Hotline: 0936.789.166