Nguyên lý Điện tâm đồ là một đường cong ghi lại các biến thiên dòng điện do tim phát ra khi hoạt động co bóp.
Điện tâm đồ là hình ảnh hoạt động điện học của tim được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da. Đây là là phương pháp kinh điển giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim, phì đại cơ nhĩ, cơ thất, các rối loạn dẫn truyền. Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim, các rối loạn điện giải và theo dõi máy tạo nhịp,…[8], [9].
Có 12 chuyển đạo thông dụng điện tim bao gồm 6 chuyển đạo ngoại biên (DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF) và 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3, V4, V5, V6). Hướng của các vector của mỗi chuyển đạo được thể hiện hình 5.
Nguyên tắc hình thành sóng điện tâm đồ: Khi tim khử cực hoặc tái cực sẽ hình thành vector điện tim, vector điện tim này nếu cùng hướng với vector của chuyển đạo nào sẽ ghi được 1 sóng dươn g ở chuyển đạo đó, nếu ngược hướng sẽ ghi được 1 sóng âm.
Hệ thống ghi điện tim hiện đại GE của phòng khám: