Tăng huyết áp: Tất cả những điều bạn cần biết!

Theo tổ chức y tế thế giới WHO cứ 3 người trưởng thành ( 25 tuổi) thì có 1 người bị tăng huyết áp và gọi tăng huyết áp là một tình trạng y tế nghiêm trọng, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, não, thận và các bệnh khác. Vì vậy, việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về tăng huyết áp sẽ giúp bạn ngăn chặn được các nguy cơ gây bệnh, kiểm soát tốt huyết áp và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Huyết áp cao là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch, đặc trưng bởi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp khi tim co bóp) /huyết áp tâm trương (huyết áp giữa 2 nhịp đập của tim).

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là tình trạng huyết áp cao hơn bình thường. Huyết áp thường tăng và giảm trong suốt cả ngày, nhưng nó sẽ trở thành bệnh lý nếu ở mức cao trong một thời gian dài.

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi đo vào hai ngày khác nhau, chỉ số huyết áp tâm thu ở cả hai ngày là ≥140 mmHg và /hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ở cả hai ngày là ≥90 mmHg.

Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

Dựa vào chỉ số huyết áp sau khi đo huyết áp đúng quy trình được thực hiện bởi cán bộ y tế, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:

chỉ số huyết áp sau khi đo huyết áp đúng quy trình

Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại.

Chỉ số huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg

Chỉ số huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg

Tăng huyết áp - Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân tăng huyết áp có hai loại, mỗi loại có một nguyên nhân khác nhau.

Tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp nguyên phát)

Tăng huyết áp vô căn chiếm 90% tổng số nguyên nhân gây tăng huyết áp. Bệnh tiến triển theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân, chúng có thể bao gồm:

- Gen: Một số người có xu hướng di truyền bị tăng huyết áp do đột biến gen hoặc bất thường di truyền từ cha mẹ.

Thay đổi về thể chất: Nếu cơ thể bạn có một số thay đổi như mất cân bằng chức năng thận làm tăng thể tích dịch trong cơ thể, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Môi trường: Lối sống không lành mạnh như thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống thiếu khoa học gây thừa cân hoặc béo phì làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường xảy ra nhanh chóng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Một số nguyên nhân bao gồm:

- Khó thở khi ngủ

- Vấn đề về thận: viêm cầu thận cấp, mạn, sỏi thận, viêm thận kẽ, suy thận, thận đa nang, thận ứ nước, hẹp động mạch thận, khối u tuyến thượng thận.

- Các vấn đề về tuyến giáp, cận giáp, tuyến yên

- Một số khiếm khuyết bẩm sinh trong các mạch máu

- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau không kê đơn và một số loại thuốc theo toa.

- Thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và amphetamine

- Ngộ độc thai nghén

- Hội chứng Cushing do thuốc Corticoid gây ra

- Hội chứng cường Aldosteron tiên phát Conn

Ai là người có nguy cơ cao huyết áp?

Huyết áp cao có nhiều yếu tố nguy cơ, những người có những yếu tố sau sẽ dễ mắc tăng huyết áp:

- Theo độ tuổi: Nguy cơ huyết áp cao tăng khi bạn già đi. Cho đến khoảng 64 tuổi, huyết áp cao phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ có nhiều khả năng bị huyết áp cao sau 65 tuổi.

- Tiền sử gia đình: Bạn sẽ dễ bị mắc tăng huyết áp hơn người khác nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp.

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Không hoạt động thể chất.

- Sử dụng thuốc lá.

- Chế độ ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể bạn giữ nước, làm tăng huyết áp.

- Thiếu kali trong chế độ ăn uống: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào. Nếu thiếu kali trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơ thể bạn sẽ tích lũy nhiều natri trong máu dẫn đến huyết áp tăng cao.

- Uống quá nhiều rượu.

- Căng thẳng

- Một số tình bệnh mạn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, chẳng hạn như bệnh thận, tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.

- Tăng huyết áp thai kỳ: thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (sau tuần thứ 20) ở những phụ nữ có chỉ số huyết áp trước lúc mang thai bình thường và thường khỏi bệnh sau khi sinh.

Mặc dù huyết áp cao phổ biến nhất ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng có thể mắc bệnh do các vấn đề về thận hoặc tim. Đồng thời, thói quen sinh hoạt kém, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và ít tập thể dục, góp phần gây ra huyết áp cao với số lượng lớn trẻ em hiện nay.

Triệu chứng của tăng huyết áp

Nhức đầu, choáng và chóng mặt là dấu hiệu của tăng huyết áp

Nhức đầu, choáng và chóng mặt là dấu hiệu của tăng huyết áp

Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi hầu hết những người bị tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng.

Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm đau đầu vào buổi sáng sớm, chảy máu cam, choáng váng, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù tai. Tăng huyết áp nặng có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhầm lẫn, lo lắng, đau ngực và run cơ.

Khi có các triệu chứng trên đây, bạn cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Huyết áp cao có nguy hiểm không?

Áp lực quá mức lên thành động mạch có thể làm tổn thương các mạch máu. Khi huyết áp tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Đau tim hoặc đột quỵ: Huyết áp cao gây xơ cứng và dày thành động mạch (xơ vữa động mạch), dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

Chứng phình động mạch: Huyết áp tăng có thể khiến các mạch máu yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu động mạch vỡ sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Suy tim: Khi bơm máu ra tuần hoàn, tim phải làm việc nhiều hơn để thắng được áp lực cao trong lòng mạch. Điều này làm cho cơ tim dày lên (phì đại thất trái). Lâu ngày cơ tim dày lên khiến tim khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến suy tim.

- Thu hẹp động mạch thận dẫn đến suy thận.

- Xuất huyết võng mạc dẫn đến mất thị lực.

Hội chứng chuyển hóa: là một nhóm các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể bao gồm tăng vòng eo; hàm lượng chất béo trung tính cao; cholesterol HDL thấp; huyết áp cao và nồng độ insulin cao. Những tình trạng này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch khác và đột quỵ.

Sa sút trí tuệ: Tăng huyết áp hay đột quỵ đều làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, gây ra chứng mất trí nhớ.

Ông Nguyễn Thái Đào ở Long Biên là một trường hợp bị tăng huyết áp dẫn đến suy tim. Cùng lắng nghe câu chuyện của ông qua video sau:

Ông Đào chia sẻ quá trình diễn tiến từ cao huyết áp tới suy tim

Xem thêm: Hậu quả, biến chứng của bệnh cao huyết áp

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp

Đối với người tiền tăng huyết áp, mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về mức dưới 120/80 mmHg. Người tăng huyết áp lớn hơn 65 tuổi nên đưa huyết áp xuống mức 140/90 mmHg. Người tăng huyết áp dưới 65 tuổi hoặc có mắc kèm các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận mạn thì mục tiêu này là 130/80 mmHg.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tăng huyết áp:

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Nếu bạn được chẩn đoán bị huyết áp cao, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát huyết áp mục tiêu.

Một số loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp bao gồm:

Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Đây được xem như nhóm thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp với các thuốc điển hình như Bisoprolol, Propranolol, Nebivolol, Metoprolol...

Thuốc lợi tiểu: Nồng độ natri cao và chất lỏng dư thừa trong cơ thể làm tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ natri, chất lỏng dư thừa giúp giảm huyết áp. Một số thuốc trong nhóm này bao gồm Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Furosemide...

Thuốc ức chế men chuyển: Angiotensin làm các mạch máu và thành động mạch thắt chặt và thu hẹp. Các chất ức chế men chuyển ngăn cơ thể sản xuất chất này, giúp các mạch máu thư giãn nên có tác dụng giảm huyết áp.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): Các thuốc trong nhóm như Losartan, Telmisartan, Valsartan, Irbesartan… sẽ ngăn chặn angiotensin liên kết với các thụ thể giúp thư giãn mạch và hạ huyết áp.

Thuốc chẹn kênh canxi: Nhóm thuốc này chặn dòng ion calci đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu làm giãn mạch, giảm sức co bóp cơ tim và tăng cường cung cấp oxy cho cơ tim, từ đólàm giảm nhịp tim và hạ huyết áp của thuốc. Các thuốc trong nhóm gồm Amlodipin, Verapamil, Ditilazem…

- Chất chủ vận Alpha-2: Nhóm thuốc này gồm các thuốc Clonidin, Methyldopa... làm thay đổi các xung thần kinh gây co thắt mạch máu nên giúp các mạch máu thư giãn, làm giảm huyết áp.

Các cây thuốc nam chữa tăng huyết áp hiệu quả

Bên cạnh việc duy trì sử dụng thuốc Tây y thì dùng cây thuốc nam điều trị tăng huyết áp là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn được nhiều người bệnh áp dụng. Dưới đây là một số cây thuốc nam có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả:

Đan sâm: Đan sâm là thảo dược quý chuyên trị các bệnh liên quan đến tim mạch với các tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến nuôi cơ tim làm hạ huyết áp, giảm cơn đau thắt ngực, tiêu trừ huyết khối, phòng tránh nguy cơ tắc mạch và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch.

Giảo cổ lam: Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc nam được nhiều bệnh nhân huyết áp cao được sử dụng nhiều nhất hiện nay, cây có tác dụng ổn định huyết áp, giúp hạ huyết áp ở những người cao huyết áp.

Cây hoa hòe: Trong hoa hòe có chứa rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin thường dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp có mạch máu dễ vỡ, đứt để đề phòng đứt mạch máu não gây xuất huyết.

Cây cần tây: Không chỉ là một nguyên liệu chế biến món ăn, cây cần tây còn chứa chiết xuất giúp làm chậm nhịp tim và giãn mạch, do đó có tác dụng làm hạ huyết áp rất tốt.

Thực phẩm chức năng ngăn biến chứng cho người tăng huyết áp

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với thành phần là các thảo dược tốt cho tim mạch như Đan sâm, Hoàng đằng kết hợp với Cao Natto, L - carnitine có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết làm hạ huyết áp. Đặc biệt, sản phẩm giúp ngăn ngừa phì đại thất trái, hỗ trợ tăng cường chức năng tim do đó phòng ngừa suy tim - hậu quả không thể tránh khỏi của bệnh tăng huyết áp. Đây là giải pháp hữu hiệu cải thiện triệu chứng và phòng tránh rủi ro mà người bệnh tăng huyết áp nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì?

Chế độ ăn DASH được khuyến nghị cho những người muốn ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp

Chế độ ăn DASH được khuyến nghị cho những người muốn ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu kiểm soát huyết áp và góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý là hết sức cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống được khuyến cáo dành cho người bệnh tăng huyết áp:

- Giảm lượng muối (xuống dưới 5g mỗi ngày)

- Ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt

- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo, các sản phẩm sữa nguyên chất béo và các loại dầu nhiệt đới như dừa, hạt cọ và dầu cọ.

- Hạn chế đồ uống có đường và đồ ngọt.

- Tránh uống rượu bia, thuốc lá và đồ ăn vặt.

Bạn có thể tham khảo thêm chế độ ăn DASH - chế độ ăn uống cân bằng và linh hoạt được xây dựng bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ cho chế độ ăn của mình.

Xem thêm: 

- Muối cho người cao huyết áp

- Dinh dưỡng cho người cao huyết áp

Lưu ý về lối sống dành cho người bệnh tăng huyết áp

Bên cạnh chế độ ăn uống thì lối sống lành mạnh cũng là lưu ý hết sức cần thiết với người bệnh cao huyết áp.

Các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị tăng huyết áp nên tăng cường tập luyện thể dục ít nhất 5 ngày một tuần. Mỗi tuần 150 phút tập với cường độ vừa phải, tập thể dục nhịp điệu hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao. Một số hoạt động phù hợp với người bệnh là đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

Người cao huyết áp cũng nên tránh hoặc học cách kiểm soát căng thẳng. Thiền, tắm nước ấm, yoga hay đơn giản đi bộ đường dài là những kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả, góp phần kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Hồng Ngọc

Nguồn: medicalnewstoday mayoclinic who healthline

 

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!