Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Chế độ ăn cho người suy tim cần được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh với nguyên tắc chung cho là giảm Natri (muối) trong khẩu phần ăn để cơ thể không bị tích nước và làm giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen trong ăn uống, nhất là phải ăn giảm muối, chắc hẳn không dễ dàng. Hãy cùng chúng tôi xây dựng một thực đơn khoa học cho người bệnh suy tim qua những thông tin hữu ích dưới đây.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh suy tim

Chế độ ăn cho người suy tim sẽ thay đổi tùy theo mức độ suy tim nhằm làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù.... và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Theo đó, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau:

Hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri

Natri là một khoáng chất có mặt nhiều trong muối và các loại thực phẩm như sò, trứng, sữa… Ăn quá nhiều muối và các thực phẩm giàu Natri sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim.

Một chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp, tránh phù nề và cải thiện tình trạng khó thở. Lượng Natri được khuyến cáo là không quá 2.000 mg (2 gam) mỗi ngày và ít hơn 1.500 mg là lý tưởng. Nếu bạn bị suy tim nặng (suy tim giai đoạn cuối), cần phải ăn nhạt hoàn toàn.

Người bệnh suy tim nên hạn chế tối đa muối ăn

Người bệnh suy tim nên hạn chế tối đa muối ăn

Người bệnh suy tim tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có trong các loại rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g mỗi ngày. Tuy nhiên, không dùng các loại rau sống gây trướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các thức ăn lên men. (Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim).

Nếu bạn hay người thân đang phải chung sống với bệnh suy tim, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để giúp làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuối thọ cho người bệnh.

Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt được xem là những loại thực phẩm vàng cho hệ tim mạch. Bởi chúng chứa lượng chất xơ dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Đồng thời chúng cũng có tác dụng làm giảm lượng mỡ có trong máu.

Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bệnh tim bằng cách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế. Với các loại ngũ cốc nên lựa chọn là bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch, bột yến mạch… 

Ngũ cốc nguyên hạt nên được bổ sung trong chế độ ăn cho người suy tim

Ngũ cốc nguyên hạt nên được bổ sung trong chế độ ăn cho người suy tim

Giảm thiểu chất béo xấu trong chế độ ăn của người suy tim

Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán...

Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ tốt cho người bệnh suy tim

Khi suy tim, sức bơm của tim bị yếu đi nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể và dễ gây phù. Nếu bạn gặp các triệu chứng như phù hay khó thở, nên giảm bớt lượng nước đang uống. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho người bệnh suy tim đó là không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng nước có trong thực phẩm) và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Tốt nhất chỉ uống nước khi bạn cảm thấy khát. Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước đến khi nước tiểu trong trở lại.

Một số lời khuyên cho bạn khi khát do bị hạn chế lượng nước uống trong ngày. 

- Nhấp 1 ngụm nước và ngậm trong miệng, sau đó nhổ ra và không nuốt.

- Nhai một miếng kẹo cao su có đường hoặc không đường nếu bạn bị tiểu đường để hạn chế cảm giác khát

- Ăn một lát chanh mỏng hoặc ăn vài múi cam, quýt, hoặc bưởi, nho tươi.

Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn

Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng kali giảm đáng kể, vì thế bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ... Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của hạ Kali máu như mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Giảm số lượng protein (chất đạm) trong mỗi bữa ăn

Mặc dù việc cung cấp chất đam cho cơ thể thông qua chế độ ăn rất quan trọng với người ốm bệnh, để nuôi dưỡng cơ thể và giúp cơ thể tự chữa lành bệnh tật, nhưng với người bị suy tim, ăn quá nhiều chất đạm trong mỗi bữa ăn hoặc lựa chọn chất đạm không phù hợp sẽ làm tăng gánh cho tim và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị mệt hơn. Đó là do suy tim làm giảm lưu lượng máu đến ruột non hấp thu dinh dưỡng, khiến người bệnh bị đầy trướng bụng, khó tiêu, chậm tiêu. Đó là chưa kể đến tim phải làm việc nhiều hơn để máu có thể đến được ruột non đúng tiến độ.

Vì vậy, khi bị suy tim, người bệnh cần lựa chọn các loại chất đạm dễ hấp thu như cá, thịt trắng như thịt gà, thịt vịt (cần bỏ da). Không nên ăn quá nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt muối...

 Các cách để bổ sung chất đạm khoa học, phù hợp

 - Chia nhỏ các bữa ăn. Có thể là 5 - 6 bữa nhỏ/ngày, thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày.

 - Nên ăn chế độ ăn mềm, lỏng như  cháo, súp để giảm thiểu mất năng lượng khi nhai.

 - Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để việc hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

 - Các bữa ăn phụ có thể uống sữa và nước trái cây.

 - Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm sữa không béo hoặc nước sốt thịt và khoai tây nghiền (để tăng khẩu phần protein).

Ba cách làm giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày

Chế độ ăn cho người suy tim cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn giảm muối. Tuy nhiên, rất khó để đong đếm lượng muối tiêu thụ hàng ngày và cũng không hề dễ dàng đặc biệt là với những người đang quen ăn mặn. 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm lượng muối ăn hàng ngày dễ dàng hơn:

Hạn chế muối khi nấu ăn

Nếu bạn có thói quen ăn mặn, thay đổi khẩu vị là điều tất yếu phải làm. Hãy giảm dần lượng muối đưa vào trong mỗi bữa ăn và hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối (như cá khô, dưa, cà muối, mắm tôm, pate…). Hạn chế ăn đồ ăn hộp bởi những thức ăn này sẽ chứa nhiều muối, tốt nhất người bệnh nên ăn những đồ tươi sống. Có thể thay thế muối bằng các loại gia vị từ thảo mộc như bột quế.

Kiểm tra nhãn thực phẩm

Đây là cách để bạn ước tính được lượng Natri trong thực đơn mỗi ngày. Hãy chú ý những thông tin trên nhãn như: Thực phẩm này có chứa Natri hay không? (“Low sodium”  tương đương với lượng Natri không quá 140mg trên một đơn vị khối lượng, “no sodium” tương đương với không quá 5mg Natri trên một đơn vị khối lượng) và lượng Natri cụ thể trong mỗi đơn vị thực phẩm là bao nhiêu?

Tránh ăn các loại thức ăn vặt có muối nhìn thấy được, ví dụ như bánh quy nghiền muối, bánh Pretzels, khoai tây chiên và các loại hạt ướp muối.

Kiểm tra thông tin sản phẩm để ước tính lượng Natri trong thực đơn hàng ngày

Kiểm tra thông tin sản phẩm để ước tính lượng Natri trong thực đơn hàng ngày

Lựa chọn đồ ăn hợp lý khi đi xa nhà

Khi đi xa nhà, lượng thức ăn bạn được lựa chọn có thể sẽ kém phong phú hơn hoặc không quen thuộc, vì vậy bạn nên tìm hiểu về các loại thực phẩm ít Natri để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Xem chia sẻ kinh nghiệm điều trị người bệnh suy tim có giải pháp điều trị hiệu quả:


Ông Thịnh – Thái Nguyên chia sẻ cách vượt qua bệnh suy tim

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả

Hy vọng với hướng dẫn trên đây, bạn có thể xây dựng được một chế độ ăn cho người suy tim giúp giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải. Nhờ đó, giúp nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Hồng Ngọc

Nguồn: clevelandclinic.org/

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

avatar

nguyễn thị thùy dương (29/06/2020 - 09:33)

mẹ em bị suy tim độ 3 dùng ích tâm khang như nào thì tốt ah

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn.
Với trường hợp suy tim độ 3 bạn nên để bác sử dụng ÍCh Tâm Khang với liều 4v/ngày chia 2 lần trước ăn 30ph hoặc sau ăn giờ và cách thuốc điều trị 30ph đến một tiếng là được bạn nhé. Sản phẩm có tác dụng giãn mạch tăng cường tuần hoàn giúp cải thiện các biểu hiện mà bà đang gặp đồng thời cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào cơ tim hoạt động tốt hơn nên làm chậm tiến trình suy tim kéo dài tuổi thọ cho bà. Chúng tôi tin sau khi bà sử dụng sản phẩm kết hợp thuốc điều trị+ chế độ dinh dưỡng hợp lý sức khoẻ của bà sẽ được cải thiện tốt hơn bạn nhé.
Đã có rất nhiều bệnh nhân suy tim sau khi sử dụng Ích Tâm Khang sức khoẻ được hồi phục tốt. Bạn lắng nghe chia sẻ của một trong những bệnh nhân như vậy qua Clip sau:
https://www.youtube.com/watch?v=2Bw5n-YuQ5s
Thân mến!

avatar

Ha ngoc (06/06/2020 - 01:12)

Em bị nhip tim nhanh 100 có lúc kho thơ tay trái tê bi như vậy có uống được ích tâm khang không a cho em lời khuyên

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn Hà Ngọc.
Trường hợp bạn sử dụng Ích Tâm Khang sẽ giúp lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể của bạn được tốt hơn, cải thiện các biểu hiện bạn đang gặp như khó thở, tề bì vì khi tim đập nhanh làm cho lượng máu đi nuôi dưỡng kém dẫn đến tình trạng trên. Ích Tâm Khang có tác dụng giãn mạch hoạt huyết nên đưa được lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể của bạn tốt hơn cải thiện các biểu hiện mà bạn đang gặp. Đồng thời nhịp nhanh sẽ làm tăng gánh nặng cho tim khi sử dụng sản phẩm còn giúp cung cáp năng lượng giảm tải gánh nặng cho tim và là nhịp tim của bạn được ổn định hơn. Thời gian đầu bạn sử dụng với liều 4v/ngày chia 2 lần sau khi nhịp tim ổn định bạn giảm xuống duy trì liều 2v thường xuyên liên tục bạn nhé.
Thân mến!

avatar

Giàng Thị Sinh (02/04/2020 - 03:40)

Tôi có thấy tức ngực khó thở và ho nhẹ đi khám chũp Quang chuẩn đoán là thiếu máu cơ tim từ vẫn giúp tôi với ạ nên uống thuốc gì đc ạ

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Tình trạng thiếu máu cơ tim cần phải tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hơn về chế độ ăn, lối sống bằng cách hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; ăn giảm muối và giảm ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật. Tăng cường ăn nhiều rau xanh. Đặc biệt chú ý không nên căng thẳng, stress, bởi điều này sẽ làm tăng co thắt vành khiến cho tình trạng thiếu máu cơ tim của bạn thêm nặng.
Để giảm khó thở, mệt, ho hiệu quả, bạn nên sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường máu nuôi tim, giảm xơ vữa mạch vành, giúp tiêu cục máu đông từ đó giúp cải thiện dòng máu nuôi tim, giúp giảm đáng kể các triệu chứng khó thở, đau ngực. Để hiểu hơn về sản phẩm Ích Tâm Khang, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
https://suytim.com.vn/bai-viet/ich-tam-khang/thuc-pham-chuc-nang-ich-tam-khang---giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.html.
Chúc bạn sức khỏe!

avatar

Duong Linh Lan (15/03/2019 - 05:47)

Tôi năm nay 30 tuổi do xuơng lồng ngực phát triển không bỉnh thừong, xuơng ngực phát triển phẳng chứ không vồng ra như ngừoi bình thuờng, do vậy tôi bị suy tim nhẹ. Bác sỹ cho tôi hỏi có những phưong pháp điều trị nào và chề độ ăn uống, tập luyện ra sao để phù hợp với bệnh của tôi

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Về chế độ ăn dành cho người bệnh suy tim ở bài viết bạn tham khảo trên đã gần như đầy đủ. Nhưng để cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau là bài viết về chế độ ăn dành cho từng giai đoạn suy tim:
https://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-suy-tim-nen-an-gi-o-moi-giai-doan-de-nhanh-hoi-phuc-suc-khoe.html
Bên cạnh đó, để tăng cường chức năng tim, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ Ích Tâm Khang. Sản phẩm sẽ có tác dụng tăng sức bóp cho tim, giảm gánh nặng cho tim từ đó giúp người bệnh giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù,... Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.
Bạn có thể xem chi tiết ở đường link sau:
https://bacsinoitru.vn/content/hieu-qua-cua-ich-tam-khang-trong-lieu-phap-ho-tro-suy-tim-man-tinh-journal-nutritional-therapeutics-1802.html
Thực tế đã có nhiều người suy tim lấy lại được sức khỏe, sau khi dùng thêm TPBVSK Ích Tâm Khang, bạn có thể lắng nghe trải nghiệm từ một người bệnh qua video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=xqi9esir39E&list=PLM9GS9CJrvmt-OSX6Oum1TTTeHFg3v-5y&index=41
Chúc bạn sức khỏe!

avatar

Hoàng Minh Tuân (17/07/2018 - 06:20)

Tôi 37 tuổi, giới tính Nam, ở Nha Trang, bị nhói ngực trái, tay trái tê, đầu nặng, toát mồ hôi lạnh, lúc bị hoa mắt tôi chuyển cấp cứu. Bác sĩ cho biết tôi bị nhịp tim chậm và cho tiêm thuốc, uống thuốc trợ tim. Hôm nay xuất viện về nhà tôi đo huyết áp 113-69, nhịp tim 54. Kính nhờ Bác sĩ Suytim tư vấn điều trị, ngắn hạn và dài hạn. Chân thành cảm ơn.

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Nhịp tim chậm rất khó chữa trị, cần phải có thời gian. Rất may huyết áp và nhịp tim của bạn không quá thấp, do vậy nên được điều trị nội khoa trước. Sau này nếu nhịp tim chậm quá mức mới cần phải đặt máy tạo nhịp. Về thuốc điều trị, loại thuốc cụ thể không ai khác ngoài bác sĩ thăm khám trực tiếp dựa vào tình hình sức khoẻ, mức độ bệnh của bạn mới có chỉ định phù hợp. Do vậy, bạn cần phải tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng, sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường sức bóp cho tim, giúp tim đập đồng bộ hơn. Nếu bạn kiên trì sử dụng sản phẩm này, nhịp tim của bạn có thể được nâng lên mức bình thường. Có rất nhiều người bệnh nhịp tim đã trở về mức bình thường sau thời gian kiên trì sử dụng sản phẩm. Bạn có thể lắng nghe trải nghiệm từ một người bệnh qua video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=fPc_xQLO2Rs&index=15&t=0s&list=PLM9GS9CJrvmt-OSX6Oum1TTTeHFg3v-5y
Chúc bạn sức khoẻ.
Thân mến!

avatar

Lê Thị Lam (23/01/2018 - 12:56)

Tôi bị hở van tim 2 lá 1/4 và van tim 3 lá 2/4 uống Ich tâm khang trong bao lâu sẽ khỏi. Xin cảm ơn!

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Hở van tim mà điều trị nội khoa thì không thể chữa khỏi hẳn được, trừ khi là bạn thay van tim. Tuy nhiên, phẫu thuật thay thay van tim là một cuộc đại phẫu, trong và sau cuộc phẫu thuật này có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Nên bác sĩ vẫn luôn ưu tiên điều trị nội khoa trước, chỉ khi điều trị nội khoa không hiệu quả mới, van tim không thể tận dụng được nữa thì cần phải phẫu thuật. Mặc dù điều trị bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ khác không thể chữa khỏi được, nhưng sẽ giúp người bệnh trì hoãn được tiến triển của bệnh và sống khỏe mạnh hơn với chiếc van bị lỗi.
Nếu bạn dùng phối hợp thêm Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị sẽ giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, trì hoãn được tiến triển của bệnh, giảm khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù do tim...
Trên thực tế, có nhiều người bệnh bị năng hơn bạn nhưng nhờ có phương pháp điều trị phù hợp đã giúp họ sống khỏe mạnh hơn. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh qua video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=U3YtUK92TAo&list=PLM9GS9CJrvmsJ68VoMujqiMznpf6BjPId
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!

avatar

Hoàng thị hợi (02/01/2018 - 09:31)

Tôi bị nhịp chậm xoang có thể chữa khỏi không

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Nhịp xoang chậm tùy từng nguyên nhân mà kết quả điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp nhịp xoang chậm do các bệnh lý khác gây nên điển hình như bệnh suy tuyến giáp bệnh có thể sẽ được chữa khỏi nếu điều trị tốt bệnh đích. Nhưng trong trường hợp nhịp xoang chậm do bệnh tim mạch, không thể chữa khỏi được, nhưng có thể kiểm soát tốt được bệnh. Đối với hầu hết các bệnh thuốc điều trị là nền tảng do vậy cần phải sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thăm khám và điều trị trực tiếp. Tuy nhiên, nhịp xoang chậm điều trị rất khó, do vậy bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị hơn như Ích Tâm Khang, sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp tim đập mạch hơn, nếu bạn kiên trì sử dụng tối thiểu 6 tháng, nhịp tim của bạn sẽ nâng lên mức bình thường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh bị nhịp tim chậm, nhưng dù đã 80 tuổi vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh qua video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=fPc_xQLO2Rs&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v&index=12
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!

avatar

Le Ba duy nam (12/04/2017 - 02:45)

Em. Bi dau nguc Ben trai . Thở hay hắt hoi la dau Ko biet em co phải bi dau tim Ko cac bác

avatar

Dược sỹ tư vấn :

Chào bạn,
Triệu chứng của bạn có thể liên quan tới chứng đau dây thần kinh liên sườn hoặc một số bệnh tim mạch như hở van tim, thiếu máu cơ tim, hoặc bệnh đường hô hấp. Bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Thân mến.